
Bởi vậy, làm từ thiện mà không thiện chút nào; làm từ thiện mà chết một cách thảm thương, chết một cách khổ đau khiến cho những người thân nhìn thấy cơ thể nát tan phải chết lên, chết xuống.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 173)Những người làm từ thiện trong các bệnh viện là để giúp cho những người bệnh nhân cũng như giúp cho gia đình thân nhân bằng bát cháo, chén cơm và thực phẩm.
(Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh - Trang 226)22- BỐ THÍ, LÀM TỪ THIỆN VỚI TÂM THIỆN CỦA MÌNH LÀ ĐỦ RỒI Chú Hiển: Dạ thưa đức Trưởng lão! Có một câu hỏi nó cũng giống như ý nghĩa này là có vài người bạn hôm nay con dắt lên đó thì hay thắc mắc về việc đi làm từ thiện. Kính thưa Trưởng lão! Con có trình bày khi mà con được xem sách của Trưởng lão, nhưng mà chắc chắn cái sự trình bày cũng như hiểu biết của con là nó không được chuẩn. Thì nhân cái duyên nó cũng phù hợp với cái câu vừa rồi thì xin đức Trưởng lão từ bi giảng luôn cho. Trưởng lão: À! Làm cái việc từ thiện hả con? Phật tử: Dạ. Bố thí. (1:44:00) Trưởng lão: Bố thí. Chẳng hạn bây giờ mình nghe đồng bào ở miền Trung bị lũ lụt, đang cái cơn nghèo đói, nhà cửa bị trôi, bị sập đổ hết rồi. Phải không? Bây giờ đó, mình mới kêu gọi tất cả những bà con của mình ở miền Nam được bình an đó. Người chút, người chút, mua gạo, mua thóc, mình chở ra đó, mình giúp đỡ họ. Điều đó điều tốt chứ có gì đâu con, không có điều đó điều xấu. Đó là làm cái việc thiện. Trong khi mình nghe được người ta khổ, đó là có cái nhân duyên. Còn mình không nghe thì thôi. Giờ tôi đâu có nghe biết gì đâu. Mà bỗng dưng bữa nay tôi mở đài, nghe nói miền Trung bị lũ lụt như vậy. Mau mau, tôi phải thấy có khả năng, tôi đi làm thiện. Còn không, tôi không đủ khả năng này. Tôi nghe ở chỗ nào mà có người mà làm từ thiện để giúp đỡ đồng bào. Hoặc là bên ngành công an, hoặc là bên ngành nào đó, mặt trận nào đó, họ làm. Thì tôi sẽ gửi một trăm, hai trăm, hay gạo thóc gì, tôi gởi tôi cho. Nhờ các anh đó sẽ mang đến giúp đỡ những người nghèo ở chỗ gặp cái tai nạn đó. Mình chỉ cần cái lòng của mình từ thiện là được rồi. Mấy con thấy không? Còn mình có khả năng thì mình đi kêu gọi người này người kia để hợp nhau. Rồi mình kêu chiếc xe, đồng thời mình chở ra ngoài đó tặng người ta, mình cho người khác. Có nhiều người nói như thế này: “Bây giờ mình góp nhau, mình giao cho chính quyền đem cho người ta. Rồi chính quyền ăn hết một nửa ở trong, nó cho có nửa”. Người ta ăn người ta tội kệ người ta, mình cái lòng mình thiện. Cho nên Thầy nhắc lại một câu chuyện như thế này: Bây giờ đó có một cái cậu sinh viên đó, đến nhà thương Chợ Rẫy. Cậu đi vô đó cậu thăm người bà con của cậu ấy bị bệnh. Nhưng mà có một bà đó, bà đến bà nói: “Con của bà đó đang bị xuất huyết, sắp sửa chết. Bây giờ đưa thuốc, mà bây giờ không có tiền. Cậu có cậu cho tôi chút ít”. Thì cậu này còn bao nhiêu tiền đưa hết cho. Nhưng mà sau đó thì có người nói: “Trời đất ơi! Cậu bị cái bà này lừa đảo rồi, đâu có đứa nhỏ nào mà xuất huyết”. Thì cậu này nói: “Như vậy là quá tốt. Không có đứa trẻ nào mà xuất huyết thì tôi rất mừng. Tiền tôi đã giải quyết được rồi, đâu có gì đâu”. Các con hiểu điều đó? Không có nghĩa là sợ người ta lừa, mà sợ cái tâm mình không tốt. Không cầu danh, cầu lợi mà chỉ biết làm cái chuyện đó. Mà bây giờ được tin nghe là không có đứa trẻ nào bị xuất huyết hết thì mình mừng chứ sao. Các con hiểu điều đó chưa? Cho nên mấy con cứ làm thiện với cái tâm thiện của mấy con thôi, đủ rồi. Đó, bắt chước cậu sinh viên này đi. Hiểu chưa?
(20100217 - TÂM BẤT ĐỘNG THANH THẢN AN LẠC VÔ SỰ - Thời gian 1:38:26)10- LÀM ĂN THẤT BẠI, THẤY NHÂN QUẢ, TIẾN TỚI LÀM ĐIỀU THIỆN, TRONG CẢNH NGHÈO BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG PHƯỚC RẤT LỚN Phật tử: Thưa Thầy, nhưng mà cái chuyện kiểu như con thấy cái chuyện làm ăn nó sắp thất bại, rồi con muốn tính cái chuyện sắp tới. Rồi cái chuyện sắp tới nó không biết sẽ ra sao mà con cứ lảng vảng lảng vảng vậy hoài. Nhiều khi con mất ăn mất ngủ tại vì có lỡ có việc gì đi mấy đứa nhỏ nó đói khổ… Trưởng lão: Tại con không suy nghĩ đúng. Bởi vì con cứ suy nghĩ cái chuyện làm ăn mà con không suy nghĩ cái chuyện phước thiện của con. Bây giờ đó con suy nghĩ này, từ lâu tới giờ đó, con làm những cái điều lành điều tốt. Bây giờ gặp cái thất bại này con mới suy nghĩ phải chuyển qua làm ăn cái này, chắc chắn làm ăn cái này phải thành công. Tại sao? Tại vì luôn luôn cuộc đời mình sống trong hiện tại mình đã làm điều tốt, mà bây giờ gặp thất bại này là cái hoàn cảnh này không có làm cái này được, cho nên nó gặp thất bại rồi. Đầu óc mà con khởi nghĩ ra thì do một cái tâm thiện con từ lâu con đã làm. Cái đầu óc mà nghĩ thiện thì nó phải nghĩ ra cái chuyện làm ăn tốt, tiếp tục cho cái cái đời sống con phải tốt, cho nên con gặp cái sự làm ăn tốt. Chứ con đừng có nghĩ nó thất bại. Bởi vì con sống ở trong cái đầu óc bằng cái đầu óc nhân quả rồi. Con làm đây là do nhân quả thúc đẩy trong cái đầu con suy nghĩ ra. Thay vì bây giờ con đang làm, con đang bán tiệm buôn bán ăn uống đi. Rồi bắt đầu bây giờ con thấy nó ế ẩm quá, không có thể đủ sống được, rồi con mới nằm con suy nghĩ. Bỗng dưng con nhớ: “Bây giờ mình phải đi ra bán vải mới được”. Hoặc là con nghĩ là trong cái lúc này, người ta bán những cái vật gì mà thấy nó nảy trong đầu óc con. Hoặc là có người nào đó họ nhắc con: “Bây giờ mình phải bán đồ mà người ta may nệm xe hay may những cái đồ mà (tút) sách, bóp này kia nọ”, con mua đồ đó về con thử con bán. Thì trong lúc đó con nghĩ: “À như vậy không biết là mình bán vậy được không?”. Mình nghĩ rằng mình làm người thiện, nói chắc, buôn chắc không có nói láo ở trong đó mà sợ. Khi đó con dẹp cái tiệm này thì đổ vốn qua bên đây. Con mua đồ, con về con làm thì con đường mà nhân quả nó dẫn dắt cho con đi làm ở chỗ này mà con kiếm sống rất dễ dàng. Mà có thể giàu hơn, đi lên không chứ không có đi xuống. (1:07:51) Còn con cứ áy náy, áy náy trong lòng, lượng ước không dám làm mà không nhìn cái nhân quả của mình. Nếu chăng mà nó suy sụp xuống nữa, nếu nó thất bại nữa ờ con chuyển qua cái thất bại nữa. Đây là cái nhân quả để cho chúng ta phải sống trong khổ để mà trả nhân quả chứ gì, chúng ta vui vẻ. Như vậy là con đâu có chùn bước, phải không? Cuộc đời mình đâu có chùn bước được vì chùn bước đứng đó thì ăn nó cũng hết. Mà mình không làm thì ăn cũng phải hết thôi. Giờ đi ra làm mà nó lại sụp xuống nữa thì đây là phải trả nhân quả. Liên tục, tiến tới, làm điều thiện trong cái cảnh mà mình suy sụp xuống. Không vì đó mà mình bỏn xẻn, ích kỉ mà mình càng bố thí càng rộng rãi ra nữa. Đang lúc trong khi mình đói, người ta nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Các con nghe cái câu nói khi chúng ta khổ sở mà chúng ta bố thí cho người khác, một đồng bạc bằng cái người giàu có đó mà bố thí bằng cả triệu bạc, phải không? Các con hiểu cái điều đó. Cho nên trong khi đó mình dám dứt ra được cái đói của mình mà cho người khác, thì cái phước nó lớn kinh khủng lắm. Do cái tâm thiện của mình rất lên. Còn giờ mình dư giả hàng tỷ bạc đem ra cho họ, năm triệu, mười triệu đó là cái chuyện thường. Nó đâu có bằng cái giá trị của người đang đói, mà người ta cầm một cái đồng xu của người ta để cho một cái người đói khác thì đâu phải là cái chuyện dễ làm đâu, cái đó là cái khó lắm chứ đâu phải dễ. Cho nên bố thí nó cũng có ba cái trường hợp chứ không phải là một trường hợp. Trường hợp thứ nhất là chúng ta giàu có mà bố thí cái đó dễ lắm, cái người đó không có phước báo, bố thí không phước báo. Còn cái người thứ hai là chúng ta có ăn không đói không khổ, mà chúng ta bố thí thì cái đó là rất dễ chứ không khó. Nhưng cái người đói mà bố thí thì cái đó khó. Họ ăn trộm ăn cắp thêm thì được, họ lấy của người khác thêm thì họ làm được, mà họ đem họ cho người khác không được. (1:09:47) Cho nên trong thời đức Phật, có một bà già ăn xin rất nghèo khổ thì ông Ca Diếp, ông dùng thiên nhãn ông quan sát ông thấy bà này rất là đáng thương: “Nếu mình đem mà cho bà thì bà càng nghèo. Nhưng làm sao khai mở được cái lòng của bà, mà bà đem cho mình thì bà sẽ được giàu liền tức khắc”. Ông không biết làm sao, cho nên ông mới đi khất thực, ông đến chỗ bà. Bà đi xin được hai đồng xu mà bà ngồi đó, bà định bà mua cái gì bà ăn bà đói quá. Thì ông mang cái bình bát ông đến ông đứng trước mặt bà ông xin. Bà già bà nói: “Tôi đói gần chết, tôi xin được có hai xu, ông còn đến ông xin tôi nữa tôi lấy gì tôi cho ông. Tôi đói gần chết tôi rồi, ông đi đi! Tôi không có đâu cho ông”. Thì ông Ca Diếp nói: “Bà, bà hãy mở cái lòng cái lòng của bà rộng ra đi. Bà hãy bố thí cho tôi cái gì bà có cũng được. Bà có được cái gì bà bố thí cho tôi đi thì bà sẽ được sự giàu sang, sự sung sướng, sự đầy đủ. Còn bà đuổi tôi, bà không bố thí cho tôi thì bà sẽ nghèo đói dài. Và bà chết trong cảnh đó”. Thì ông Ca Diếp nói vậy cái bà chợt bà tỉnh, cho nên bà nói: “Tôi đi xin từ hồi sáng tới bây giờ được hai đồng xu, tôi định mua một miếng bánh ăn cho đỡ lạnh nhưng mà ông nói thì tôi xin thành kính mà dâng lên cúng dường ông. Với tâm thành của tôi, cái này là vật tôi đi xin mà tôi có được, bây giờ tôi nhịn đói tôi cúng dường ông. Nếu mà đêm nay tôi có đói, tôi chết tôi cũng vui lòng vì tôi cúng dường được cho bậc Thánh đã dạy tôi đúng cách xả tâm của mình”. Trong khi bà nói xong, bà dâng hai đồng xu bà lên bà bỏ trong cái bát của ông Ca Diếp. Rồi ông Ca Diếp bưng cái bát đi, cái đêm đó thì bà chết, bà sanh lên được cõi Trời Đâu Suất. Mà lên cõi Trời Đâu Suất thì các con biết có thiếu cái gì ăn không, phải không? Còn sống như vậy đi xin mà đói lên đói xuống cũng phải cực khổ không? Chết để chuyển qua một kiếp khác để sung sướng hơn không? Như vậy bà được là thiên tử, trong một cái cõi Trời ở Đâu Suất rồi thì bà thảnh thơi, không còn lo đói lo no, không còn chống gậy, không còn run rẩy, ăn uống sung sướng. Thì các con thấy từ cái chỗ đó, cái bài kinh đó có nghĩa là nói chúng ta trong cảnh nghèo, chúng ta bố thí nó có một cái giá trị rất lớn. Đây có một bài kinh nữa. (1:12:28) Trong thời đức Phật, trong cái ngày mà Tự tứ thì nhà Vua Ba Tư Nặc ông mới xin đức Phật: “Cho con thắp sáng cái khu rừng của đức Phật là một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ kheo”, nghĩa là đốt sáng như thành phố mình dưới vậy đó. Ông cứ cách khoảng độ chừng mười thước thì một cây đèn mười thước, mười thước một cây đèn mà khắp cùng ở trong khu rừng đó như vậy. Hàng mấy trăm cái ngọn đèn, năm sáu trăm cái ngọn đèn sáng cái rừng. Thì có một bà già đi xin, bà rất nghèo. Bà nghe nhà Vua cúng dường thắp sáng cái đêm Tự tứ cho đức Phật ở trong khu rừng của đức Phật ở, thì bà nói: “Bây giờ mình cũng làm sao mình cúng dường cho đức Phật một ngọn đèn để cho đức Phật thắp sáng cái đêm đó”. Thì bà đi xin bà được hai đồng xu, bà đến nhà cái người mà bán đèn bà mới nói: “Tôi có hai đồng xu này, tôi xin được ông bán cho tui cây đèn, đặng tôi đêm nay tôi đem tôi cúng dường Phật đặng cho thắp sáng cái chỗ Phật”. Cái ông bán đèn đó: “Có hai đồng xu làm sao tôi bán cho bà được cây đèn. Nhưng mà nghe nói bà mua bà cúng dường cho Phật thôi tui bố thí cho bà cây đèn”, rồi bà nói: “Bây giờ cây đèn thì nó có dầu đốt mà bây giờ không có dầu làm sao đốt mà thắp sáng cho Phật được?”. Cái ông bán đèn ông nói: “Thôi được, tôi cũng cho bà cân dầu”, rồi ông rót cái cân dầu đó vô cho bà. Rồi bà mới bưng đến, đêm đến bà mới dâng lên cúng cho Phật thì đức Phật nhận cây đèn đó. (1:14:03) Nhưng mà suốt đêm cây đèn đó khỏi chế dầu thêm, cháy hoài mà không có rót dầu thêm. Còn đèn nhà Vua thì hàng mấy trăm cây đèn mà phải sai lính tráng cứ rót dầu hoài, cứ cạn dầu hoài. Còn cây đèn của bà có châm dầu có chút xíu nhỏ vậy mà cháy sáng đêm mà không cạn dầu. Có người mới lạ hỏi vậy: “Tại sao mà cái ngọn đèn của bà già ăn xin này khỏi có rót dầu, còn đèn nhà Vua sao mà rót dầu dữ vậy? Rót dầu nhiều mà lại cạn mau vậy?”, thì đức Phật mới nói “Đó là cái tâm thành của bà. Cho nên cái công đức của nhà Vua mà thắp sáng bao nhiêu trăm cây đèn, nó không bằng cái công đức của bà già”. Đối với một cái đêm mà cúng dường như vậy là cái công đức của bà rất lớn. Bà không có đủ khả năng mà phải nhịn đói trong một ngày đi xin đó để mà cúng dường Phật ngọn đèn, cái giá trị nó rất lớn, lớn hơn. Còn nhà Vua bây giờ ông bỏ ra hàng trăm hàng vạn ngọn đèn mà cúng Phật, ông đâu có đói, ông cũng thừa sức, phải không? Còn bà phải một đêm nay nhịn đói, cho nên vì vậy mà cái tâm thành của bà ta đó nó là cái ngọn đèn, nó đốt sáng lên không có thắp dầu nữa. Đó, các con hiểu điều đó. Cho nên càng nghèo chừng nào mà mình chứng tỏ cái lòng thiện mình cao chừng nấy thì con sẽ vượt thoát ra cái cảnh đau khổ. Cho nên chẳng hạn bây giờ con cứ lo nghĩ: “Mấy đứa này nó sợ đói”, nó càng ở trong cảnh nghèo mà nó càng thực hiện cái tâm thiện thì cái đó là cái phước báo của gia đình con. Mà nó càng ở trong cảnh giàu mà nó thực hiện điều ác thì cái đó là cái tội lỗi rất lớn cho gia đình con chứ không phải thường đâu. Con nên nhớ điều đó Thầy nói! Cho nên, bởi vì trong cảnh nghèo mà thực hiện được thiện pháp, cái tâm nó an mà không có một cái giá trị, không có một vàng bạc châu báu ở trong cuộc đời này mà đổi lấy cái tâm an được. Ngày nó ăn bữa cơm, bữa cháo nó không đầy đủ với thiên hạ, nhưng mà cái tâm hồn của nó thanh thản. Nó không bận bịu tiền bạc, của cải, nhà cửa sang đẹp, so sánh chạy với thiên hạ, thì con mình mà nó sống được như vậy, đó là cái phước báo lớn. Ngay cả cảnh cuộc sống của nó tức là nó ở cõi Trời rồi. Vật chất nó không bằng ai hết nhưng con người nó là con người của cõi Trời, chứ không phải là con người của phàm phu nữa. Còn mình cứ vật chất đầy đủ, nhưng mà đầu óc của họ sao? Thôi thôi, nó như một cái đống rác ở trong. Nó đủ thứ ác, đủ thứ tùm lum, nó lo nghĩ đủ thứ hết, nó khổ sở. Cho nên thấy nhà lầu, nhà đài chứ Thầy thấy Địa Ngục của họ cất kiên cố. Còn con mình nhà tranh vách lá chứ mà tâm hồn của nó thảnh thơi thì đó là Thiên Đàng chứ không phải thường đâu. Ngai vàng cung vua của cõi Trời ở đó, ở chỗ mà cái nhà tranh vách lá mà tâm hồn nó không có vướng bận, không có chạy đua theo thiên hạ. Đó là cái điều mà giải thoát của Đạo đó. Các con thấy chưa? Trong cảnh nghèo mà Thầy ca ngợi hết sức, mà trong cảnh giàu Thầy bác hết sức. Con thấy chưa? Thấy cái chỗ nào là cảnh Trời, chỗ nào là cái cảnh Địa Ngục? 11- CÚNG DƯỜNG, BỐ THÍ ĐÚNG CHÁNH PHÁP (1:17:00) Phật tử: Dạ con xin thưa với Thầy, con lúc nào con cũng muốn tu mà con tu không có được. Thành ra có một Ni cô đó muốn tu mà không có được cái chỗ mà ở, thưa Thầy. Thì lúc đó con cũng không được có dư giả gì nhiêu. Con cũng có mua cho cô một miếng đất đặng để cô ở, đặng mà cất cái thất cho cô luôn đặng để cô tu. Con đi mượn tiền, con cũng không nhớ sao mấy đứa nhỏ này nó biết. Nhưng mà chị ấy tu không có tu được, chị để thất trở lại rồi này kia kia nọ. Rồi con thấy làm như vậy không có cái ý nghĩa gì, rồi làm như vậy con thấy như một sự sai lầm hả Thầy? Trưởng lão: Điều đó là sai lầm chứ sao! đức Phật nói như thế này, khi mà chúng ta làm một điều gì thiện thì như đem cái hạt giống tốt mà chúng ta gieo trồng. Nhưng mà cái mảnh đất mà chúng ta gieo trồng nó, nó có tốt không? Nếu là một cái gò mối thì con bỏ hạt giống, nó có lên không? Chắc không lên đâu phải không? Thì như vừa rồi con bố thí cho Sư cô đó để tu hành mà cô tu kiểu đó cũng như con bỏ hạt giống tốt ở trên gò mối. Cho nên cái hạt giống con nó bị lép đi rồi, nó bị khô đi rồi, nó không lên đâu. Đó thành ra nó đâu có được phước đâu. Con phải chọn người chứ, cái cô này đâu có… Nghe nói tu chứ mà con thấy cái hình dáng là tu, nhưng mà sự thật trong tâm cô có tu thật đâu. Phật tử: Thầy, như vậy là con không hiểu được tâm cô được? Trưởng lão: Con muốn hiểu thì đức Phật có nói mà, đức Phật có dạy cái này rất rõ mà: “Một ngày chúng ta sống gần mà chúng ta chưa biết thì hai ngày. Hai ngày chúng ta chưa biết thì một tháng. Một tháng chúng ta chưa biết người này thì một năm. Chừng nào chúng ta biết rõ người này tốt, đàng hoàng thì chúng ta cúng dường”, thấy phải không? Bây giờ mình sống một ngày mình thấy cô này không có giận hờn, không có ham muốn thì mình thấy tốt rồi. Nhưng mà hai ngày cho đến tuần lễ, mình thấy cô này bắt đầu có chuyện này, chuyện kia rồi. Thì một năm sau, con phải thấy cô ta là để tóc rồi chứ gì, vậy thì không cho. Như vậy thì đức Phật cũng có dạy chứ đâu có Thần thông gì đâu, thấy không? (1:19:31) Bây giờ đức Phật nói, con muốn bố thí cho một người nào đó, không phải đi lên xe thấy người ta ăn xin là con bố thí. Con làm sao con biết! Con muốn bố thí thì cái người ở gần bên nhà con, con thấy người này nghèo, con biết rõ ràng vì ở gần nhà con, con không biết sao được, phải không? Vì vậy con nên bố thí cái người ở gần bên con mà họ nghèo khổ. Nhưng mà cái người nghèo khổ này mà hung dữ, không bố thí. Họ nghèo khổ tại họ hung dữ, họ tham lam thì họ chịu chứ làm sao tôi đem tiền cho họ ăn, bộ tôi ngu hả? Như vậy là tôi đem hạt giống tui bỏ trên trên gò mối rồi làm sao nó tốt được. Họ ăn không rồi họ mai mốt họ còn chửi mình nữa, xong họ nói: “Bà đó ngu”, phải không? Các con hiểu không? Mấy người dữ họ vậy đó, cho nên mình đâu có ngu gì đem hạt giống tốt mình cho nó. Cho nên, mình thấy cái người này tốt lương thiện mà rất nghèo, mình giúp đỡ mình cho họ một phần. Đấy, phật dạy rất kĩ mà… Phật tử: Còn như mình giúp đỡ, mình cúng chùa thực phẩm: Kiếng, đèn, vàng, nén, ủng hộ trong chùa cái từ miếng ăn uống. Rồi đến sự tu hành của quý vị đó như thế nào? Mình cũng không có cách nào mình phân rõ được? Trưởng lão: Biết chứ! Cái chùa đó mà ăn ngày ba bữa thì không cúng, cúng vô đó là Phật nói đó là Ma Ba Tuần chứ gì. Những người đó là không nên cúng dường. Bởi vì họ ngồi không đó mà họ lợi dụng cái chuyện mê tín cúng bái này kia, để cho mình lên đấy cúng cho họ ăn không ngồi rồi. Như vậy là họ làm hư đạo Phật, người ta thấy như vậy là sai. Cũng chùa, cũng này kia mà cái chỗ đáng cúng là cái chỗ…, đức Phật có dạy mà: “Muốn cúng dường hay bố thí, cá nhân thì phải thanh tịnh, tập thể phải thanh tịnh”, phải không? Thanh tịnh là như thế nào? Thanh tịnh là phải những người đức hạnh, những người giới đức, những người tốt chứ không thể người xấu. Những người ác làm sao mình cúng dường bố thí được. Còn những người mà làm cái chuyện như vậy là họ đã phá giới rồi, họ là tu sĩ mà phá giới thì làm sao mà cúng dường? Con cúng dường thì con được phước đâu? Cho nên không cúng dường, thà không cúng còn hơn mà con cúng kiểu đó còn tội lỗi nữa. (1:21:36) Phật dạy: “Trùng trong lông sư tử giết sư tử chết”. Con biết con rận, con chí nhỏ ở trong lông sư tử, nó cắn riết con sư tử chết. Rồi còn con vật gì mà giết con sư tử nữa, phải không? Cho nên đức Phật mới nói: “Đạo ta không ai giết được, chỉ do mấy ông thầy chùa tu sai, làm bậy nó mới giết đạo ta chết”. Chẳng hạn là bây giờ ông thầy chùa mà ông chở một cái cô nào trên xe, đi ra ngoài thiên hạ họ cười chê chứ gì. Họ cười chê phỉ báng ai? Phỉ báng Phật pháp. Họ thấy đạo Phật ngao ngán quá, phải không? Ông thầy chùa gì kì vậy? Còn cô này sao tu một thời gian bây giờ để tóc? Ờ, Hết hồn! Như vậy làm sao? Các con thấy bởi vì cái đó…, trong thời đức Phật thì đức Phật không có ở một cái chỗ nhất định. Bữa nay ở chỗ này năm ba bữa thì đức Phật di chuyển, bởi vì thời đức Phật là du Tăng khất sĩ. Nghĩa là đi từ chỗ này đến chỗ khác rồi trở về chỗ này, rồi ở năm ba bữa, rồi đi lại chỗ khác nữa chứ không ở chỗ nhất định, cho nên nó di chuyển liên tục. Vì vậy trong cuộc đời đức Phật không có cái chùa to, không có cái tháp lớn, không có gì dính mắc hết. Còn thời nay, ông thầy nào ở cái chùa đó, rồi không phải ông làm ra tiền mà ông sửa sang cái chùa, kêu gọi Phật tử đóng góp rồi ông dính đó. Ông coi như cái chùa của ông. Chứ cái chùa này là của mồ hôi nước mắt Phật tử đó, của mọi người đó chứ đâu phải của ông. Mà ông bây giờ ai lại đem ông văng đi, chưa chắc ông bỏ cái chùa đó ông đi đâu. Đâu phải của ông, mà chưa chắc đuổi ông đi đâu. Các con hiểu chỗ đó. Đó cho nên vì vậy ông bị chết dính ở trong đó rồi, cho nên ông tham đắm, ông dính mắc rồi. Thì chúng ta phải cúng dường, cúng như thế nào cho đúng cách? Chứ đâu phải cúng dường như vậy. Cho nên Phật đã dạy, những cái bài kinh Phật đã dạy rất kĩ, dạy cho cái hàng cư sĩ. Bởi vì trong một cái buổi đó, tất cả chư Tăng và có vua Ba Tư Nặc dự cái buổi thuyết pháp đó thì vua Ba Tư Nặc mới hỏi: “Chúng con là hàng cư sĩ cúng dường và bố thí như thế nào đúng chánh pháp?”. Đó cái lời vua Ba Tư Nặc hỏi đức Phật vậy đó, đức Phật mới nói: “Cúng dường và bố thí cho đúng chánh pháp thì phải lựa cá nhân, tập thể phải thanh tịnh”. Tức là đức Phật muốn nói phải người phải tốt, người phải thiện, cái tập thể cũng phải tập thể thiện. Còn tập thể ác thì cũng không có làm điều đó, gian xảo trong đó thì không có bố thí, không có cúng dường trong đó. (1:23:52) Phật tử: Vậy thì con cũng có cúng dường. Ngày thứ năm với chủ nhật, con không có buôn bán thì mỗi ngày đều dặn con cũng có cúng dường trong chùa. Con có cúng được hai chùa mỗi ngày vậy thì cũng được miếng đậu hũ thì con nghỉ để buổi ăn có chất dinh dưỡng, chút vị. Con cũng đều đều là bốn năm nay là con cũng vẫn làm như vậy. Con không biết làm như vậy rồi hôm nay Thầy nói, con cũng không biết nghĩ làm sao…? Trưởng lão: Thì bây giờ, thầy nói như thế này. Con không nghĩ cái điều gì ở ngôi chùa nhưng mà con nghĩ như thế này. Con nghĩ con bố thí như vậy đó, từ ngày con làm thiện, làm tốt vậy thì trong gia đình con nó có những cái gì tốt hay là nó cứ xấu. Không lẽ tôi làm thiện mà bây giờ trong gia đình tôi không được phước? Phải được phước chứ! Phải mình làm thiện thì phải có phước, làm thiện mà không phước tức là cái thiện đó nó chưa đặt đúng chỗ. Chứ không phải là không làm thiện hay là có phước mà phước ít thôi, nó cũng có phước mà phước ít thôi. Thì cái điều đó là mình phải xét trong cái chuyện thiện của mình thôi. Đó hôm nay, cái nhân duyên mà con hỏi Thầy, Thầy nói hết để cho con thấy. Cho nên, theo đạo Phật thì làm một cái việc từ thiện, làm một cái việc mà cúng dường phải hết sức cảnh giác. Bởi vì trong thời đức Phật cũng có những người gian xảo chứ không phải là không có những vị gian xảo. (1:25:28) Thầy nói như thế này. Trong cái thời đức Phật có một người Bà-la-môn có con ngựa rất đẹp. Một hôm ông cưỡi đi trên đường thì có một cái người đó họ thấy cái ông Bà-la-môn này. Tức cái người Bà-la-môn là cái người có tôn giáo đó, thì trong cái thời đức Phật gọi là Bà-la-môn. Thì cái ông này thấy con ngựa đẹp, ông ta muốn trộm con ngựa. Nhưng mà không làm cách nào mà vô cái nhà ông này được. Cho nên bữa đó thì biết ông đạo Bà-la-môn, ông đi ngang ông cưỡi ngựa ông đi qua thì lát nữa thế nào cũng về đây. Cho nên cái ông này muốn bắt con ngựa của ông này. Vì vậy đó, mà ông này lấy vải lấy đồ, bó cái chân của mình. Rồi lấy đồ trét đỏ đỏ như mình vừa té gãy chân vậy, rồi vừa ngồi đó chờ. Khi mà thấy con ngựa ông kia cưỡi về gần tới thì ông ôm chân ông khóc, ông làm như là mình mới bị té gãy chân vậy. Thì cái ông này, ông đạo Bà la môn này ông thấy vậy ông mới xuống ngựa nói: “Ủa anh, sao mà như thế này?”, nói: “Tui bị lỡ té, nó gãy cái chân thành ra bây giờ đi không có được nữa”. Thì ông đạo Bà-la-môn nói “Thôi bây giờ anh đi không được, nhà anh ở đâu, tôi sẽ đỡ anh lên trên ngựa rồi tôi dẫn con ngựa, nó chở anh về nhà”. Cái người tôn giáo người ta phải tốt thôi, người ta phải giúp đỡ người trong cảnh ngộ mà. Thì cái ông này nói: “Nhà tôi ở đó chỗ đó, chỗ đi qua khỏi đây là tới cái nhà tôi rồi. Thì anh làm ơn anh đỡ tôi lên ngựa”. Lên ngựa thì ông đạo Bà la môn ông dẫn con ngựa, ông kia ngồi trên ngựa. Con ngựa đi chầm chậm thì ông này ông: “Đi vậy làm sao bắt con ngựa người ta được?”. Cho nên ông mới nghĩ kế: “Ông dẫn con ngựa đi như vậy nó xóc, đau cái chân tui quá. Ông đưa cái dây cương cho tôi cầm, đặng tôi cầm tôi giữ dây cương đi nó không có xóc như vậy”. Ông đạo Bà-la-môn này ông cũng tin, tin thật cái người bị nạn cho nên mới đưa dây cương ông này. Khi mà cầm dây cương rồi, ông này ông thúc vào không ngựa, con ngựa phi chạy. Thì ông đạo Bà la môn ông mới kêu: “Anh ơi, anh dừng lại chút rồi anh muốn cưỡi đi đâu cũng được”. Kêu cái ông mà giả vờ cướp được ngựa ông đó thì ông này ông thúc ngựa ông đứng lại: “Nếu sau này mà có những người tốt như tôi thì người ta sẽ không tốt đâu. Đáng thương cho những người bất hạnh thì người ta không được người tốt mà người ta giúp đỡ. Thôi anh cứ đánh ngựa đi đi!” Ông nói câu nói vậy đó. Thì các con biết là cái xã hội của chúng ta có nhiều người bất hạnh thật. Mà nếu mà không đúng theo lời Phật dạy thì làm sao chúng ta biết đâu được mà chúng ta giúp đỡ được. (1:28:15) Cho nên vì vậy mà chúng ta muốn làm cái gì tốt thì chúng ta hãy sống gần họ từ một ngày, đến một tháng, đến một năm rồi chúng ta biết rõ cái người đó. Còn cái chuyện khổ, cái chuyện đau là nhân quả của họ chứ đâu phải mình làm cho họ khổ sao mình lại sợ. Con thấy bây giờ trước mặt thấy người ta khổ, cái mình động lòng mình thương, cái đó là mình thương bậy rồi. Người ta làm như vậy người ta gạt mình. Trời! Thầy nói như thế này. Có một cái người họ muốn giựt tiền mình, họ lại họ nói, than thỉ ỉ ôi, họ khóc lóc, họ nói đủ thứ chuyện gia đình họ thế này thế khác. Họ xin mượn thôi, mượn rồi cái họ đi luôn mất, không bao giờ họ trả. Con thấy không? Họ gieo đúng cái tình cảm của mình để họ giựt tiền mình. Thì cuộc đời này rất nhiều cái điều đó, cho nên chúng ta phải sáng suốt. Vì phải sáng suốt, cho nên vì vậy mà đời chúng ta không bị gạt.
(ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH - Thời gian 1:02:59)9- LÀM TỪ THIỆN, NHÂN QUẢ GIÀU SANG, NHIỀU TÔI TỚ (23:25) Cho nên, vì vậy mà mình biết rằng xung quanh mình còn biết bao nhiêu người khổ đau, còn biết bao nhiêu người khổ đau chưa có hiểu được. Người ta đi theo tôn giáo này, người ta theo tôn giáo khác, nhưng mà mỗi tôn giáo nó dẫn mình có một đoạn đường có chút à. Mà cái đoạn đường đó, thí dụ như bây giờ làm việc từ thiện, nó nói làm việc từ thiện thì mình sẽ sanh được cõi Cực Lạc hay là cõi Thiên Đàng, hay cõi gì để cho mình hy vọng cái điều đó. Rồi mình cố gắng mình làm mình giúp đỡ người bất hạnh. Điều đó là điều tốt. Nhưng mà, sự thật ra nó cũng chưa hẳn là nó giải quyết cho mình lên cõi Cực Lạc, nó đâu được. Cái điều đó chỉ là cái phần hữu lậu mà thôi. Nếu mình bố thí nhiều, sau này mình trở thành người nhà giàu đi, thì nhà giàu nó cũng khổ chứ đâu phải nhà giàu nó không khổ đâu, phải không? Mình có nhiều là người thợ, khi người giúp việc mình đi, nhưng mà điều kiện là những người đó là gì? Những người nhân quả vay nợ ngày xưa, mình bố thí cho họ ăn của mình chứ gì. Bây giờ, họ trở thành lính, thành cán, thành những người tôi tớ trong nhà của mình, những người thợ làm dưới tay sai của mình chứ gì. Nhưng mà ngày xưa là họ ăn của mình, mình bố thí họ, bây giờ họ thành những người tay sai của mình, thì như vậy rõ ràng là nếu mà trong cái sự làm chủ như vậy mình có sung sướng không? Bây giờ mình làm ăn, cái nhà máy mình nó thất nghiệp nè, nó không tiền trả lương cho công nhân nè, mình thấy có khổ không? Rồi, trong cái thương trường mà kinh tế như thế này, mọi mặt mình phải làm sao mình giữ cho được cái giá của cái vật mà mình sản xuất ra được. Nó cả một vấn đề đòi hỏi cái người chủ rất cực khổ, không có sung sướng gì đâu. Thầy nói ngay cả làm vua nó cũng chưa sướng nữa đâu, huống hồ là làm cái người nhà giàu, đâu có sung sướng đâu. Đó, thí dụ như Thầy nói bây giờ cất cái nhà như cái nhà của mấy con đang ở nè, đâu có sung sướng đâu. Dơ chút mấy con phải quét chứ để dơ sao được, nó sạch quá mà, như thế này để dơ ai coi được. Thì cuối cùng các con nghĩ sao, mình trở thành nô lệ cho cái nhà mình chứ gì, phải không? Mình tôi tớ nó nè, nó sai mình ghê gớm lắm. Từ mình thấy, người ta khen "Cái ông bà này cất cái nhà đẹp vậy", nhưng mà nó biến mình trở thành nô lệ cho nó mấy con. Còn như Thầy cất cái nhà tranh vách đất, Thầy nói dơ kệ nó, chẳng ăn thua gì hết, bởi vì nó xấu rồi nó đâu có cần đâu phải sạch. Cho nên cuối cùng, Thầy là cái người làm chủ, chứ Thầy không phải là cái người tôi tớ, phải không? Đó là cái người tu người ta có sự tư duy như vậy. Nhưng mà người đời mà con nghĩ điều đó "Trời ơi, vợ chồng thằng đó, nó về đây nó làm ăn bây giờ cái nhà tranh nó cũng còn cái nhà tranh, nó hổng lên cho bằng ai hết". Trời, nghe nó muốn sao, nó khó chịu không? Đời nó phải khác mấy con, đạo sao cũng được. Thầy mới nói vậy thà là mình làm nô lệ nó nhưng mà người ta không dám khinh mình, chứ còn mình hổng chịu nô lệ nó người ta khinh mình lắm. Nó khổ lắm, cuộc đời nó khổ lắm mấy con!
(20090715 - NGĂN ÁC DIỆT ÁC - Thời gian 22:42)